Một trong những điều quan trọng nhất mà nhà đầu tư F0 cần làm chính là biết cách đọc bảng giá chứng khoán. Nếu đọc hiểu được bảng giá, bạn có thể nhanh chóng nắm được bức tranh tổng thể về giá trị của một công ty. Sau đó so sánh các chỉ số của công ty đó với số liệu thống kê của công ty khác trong cùng một ngành và xác định bên nào có tiềm năng hơn để bắt đầu đầu tư. Bài viết này sẽ chỉ ra những thành phần phổ biến trong một bảng giá chứng khoán cơ bản.
Mã chứng khoán
Cột “Mã CK” hay còn được gọi là Mã chứng khoán là một trong những chỉ số cơ bản và dễ hiểu nhất khi tìm hiểu về cách đọc bảng giá chứng khoán. Mã CK đại diện cho một loại chứng khoán cụ thể của một công ty trên sàn giao dịch công khai, thường được hiển thị dưới dạng một dãy các ký tự.
Mỗi công ty sẽ có duy nhất một Mã CK riêng theo quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Khi quan tâm tới một công ty và muốn đầu tư cho công ty đó, nhà đầu tư có thể tìm ra mã giao dịch tại sàn và nhập vào ô tìm kiếm để tìm hiểu thêm thông tin. Thông thường, Mã CK sẽ là tên viết tắt của công ty.
Nhà đầu tư tìm Mã CK của công ty để bắt đầu giao dịch
Tổng khối lượng
Cột tổng khối lượng biểu thị cho số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đã giao dịch trong ngày và mỗi ngày sẽ có tổng khối lượng riêng và chúng luôn thay đổi. Dựa vào cột này, bạn sẽ dễ dàng biết được tính thanh khoản của cổ phiếu mà mình đã mua và đánh giá được tình hình giao dịch đang diễn ra trên thị trường.
Dựa vào cột tổng khối lượng nhà đầu tư sẽ biết được tính thanh khoản của cổ phiếu
Bên mua
- Giá 1 – KL1: đây là lệnh được ưu tiên nhất trong giao dịch và có mức giá đặt mua cao nhất.
- Giá 2 – KL2: cột lệnh có mức giá đặt mua cao nhì và được ưu tiên sau lệnh giá 1
- Giá 3 – KL3: tương tự có mức giá đặt mua thấp nhất và đứng sau 2 lệnh đặt mua 1 và 2.
Ba cột giá ở Bên mua tương ứng với mức giá từ cao tới thấp
Bên bán
Cột “Bên bán” cũng có giá trị tương tự như cột “Bên mua”, thể hiện mức giá cao nhất cho tới thấp nhất tương ứng với khối lượng chào bán trong ngày. Cụ thể, cột giá 1 và KL1 được ưu tiên nhất sau đó lần lượt đến cột giá 2 và 3.
Cột bên bán thể hiện mức giá từ cao tới thấp tương ứng với khối lượng
Giá tham chiếu
Giá tham chiếu được thể hiện bằng cột “TC”, hiển thị cho mức giá đã kết thúc gần đây nhất của phiên giao dịch trước. Khi biết cách đọc bảng giá chứng khoán và hiểu được giá trị của cột này, nhà đầu tư có thể xác định mức giá sàn và mức giá trần ở phiên giao dịch hiện tại. Tuỳ theo từng sàn sẽ có công thức tính mức giá tham chiếu khác nhau, nhà đầu tư cần lưu ý kỹ điều này trước khi thực hiện giao dịch.
Khớp lệnh
Cột KL thể hiện cho khối lượng lệnh tương ứng với giá đã khớp trong các phiên giao dịch mua và bán. Nguyên tắc là giá bán khớp từ thấp đến cao và giá mua khớp từ cao đến thấp và lệnh sẽ khớp theo từng phiên giao dịch.
Cột KL hiển thị khối lượng đã khớp lệnh trong các phiên giao dịch
Giá
Nhà đầu tư cần nắm những thông tin cơ bản ở cột giá như giá thấp nhất, giá cao nhất, giá trung bình.
Giá thấp nhất thể hiện mức giá khớp lệnh thấp nhất, thường được tính từ đầu phiên giao dịch cho đến thời điểm hiện tại. Ngược lại với giá cao nhất thể hiện mức giá khớp lệnh cao nhất và cũng tính từ đầu phiên giao dịch đến hiện tại.
Dư mua/ Dư bán
Cột này hiển thị cho khối lượng cổ phiếu đang chờ để khớp lệnh. Một khi phiên giao dịch đã kết thúc mà số lượng cổ phiếu vẫn đứng im (tức không được thực hiện) thì cột này sẽ biểu thị số lượng này.
Mã cổ phiếu sẽ biến động tăng hoặc giảm khác nhau tùy thuộc vào tình hình biến động thị trường. Cụ thể, khi thị trường ổn định và phát triển theo xu hướng tích cực, các mã cổ phiếu sẽ tăng theo.
Bạn có thể xem thêm Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán từ Công ty môi giới HSC – một trong những công ty về lĩnh vực chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam.
Với những kiến thức cơ bản được chia sẻ vừa rồi, hy vọng những nhà đầu tư mới bắt đầu sẽ tự tin hơn vì đã nắm vững cách đọc bảng giá chứng khoán. Bạn có thể tham khảo Chúc bạn luôn sáng suốt và nghiên cứu cẩn thận trước khi đưa ra quyết định đầu tư.