Mạng xã hội đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của doanh nghiệp. Có thể thấy, ngày nay nhiều doanh nghiệp ngày càng tập trung vào việc xây dựng hình ảnh của mình. Muốn hình ảnh thương hiệu được vươn xa, Social Listening chính là công cụ giúp các doanh nghiệp thực hiện hóa điều đó. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu social listening là gì.
Social Listening là gì?
Social Listening hay còn gọi là lắng nghe mạng xã hội, là một công cụl hỗ trợ doanh nghiệp thu thập thông tin, dữ liệu trên các nền tảng xã hội. Công cụ giúp doanh nghiệp biết được ý kiến chân thật nhất từ người tiêu dùng, brand mentions (đề cập về thương hiệu), các topic (chủ đề), từ khóa liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp trên mạng xã hội.
>>>Xem thêm: 10 lợi ích của việc lắng nghe mạng xã hội
Ngoài ra, bạn có thể dùng công cụ này để biết đường đi nước bước của đối thủ cạnh tranh thông qua các từ khóa liên quan.
Social listening gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Theo dõi và thu thập thông tin
Giai đoạn 2: Phân tích, triển khai kế hoạch từ dữ liệu thu được
Social listening là gì?
Sức mạnh của Social Listening:
1. Tương tác với khách hàng
Để gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, Social listening là một phương tiện lý tưởng để khách hàng và doanh nghiệp kết nối với nhau. Ví dụ, Nike đã lập riêng một tài khoản Twitter để giao lưu và hỗ trợ khách hàng. Điều này giúp họ ngăn chặn các vấn đề phát sinh trước khi nó đi quá xa. Đây là một công cụ tuyệt vời dập tắt các rủi ro trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.
2. Kiểm soát khủng hoảng
Social Listening gồm các hệ thống như Noti5, SocialHeat, Boomerang, Buzzmetrics… cho phép bạn đo lường chỉ số sentiment trong thời gian thực và xác định những bài đăng nào đang hoạt động tốt. Công cụ giúp xác định được khi nào chỉ số sentiment đi xuống để ứng phó kịp thời.
Công cụ Social listening giúp doanh nghiệp quản lý chỉ số cảm xúc của khách hàng
3. Theo dõi đối thủ cạnh tranh
Social Listening lắng nghe phản hồi của khách hàng về thương hiệu và báo cáo lại cho doanh nghiệp tình hình của phía đối thủ trong thời gian thực. Đối thủ sắp ra sản phẩm mới nào? Đang chuẩn bị chạy chiến dịch, dự án gì hay đang thua lỗ nặng nề? Từ đó, công ty có thể đề xuất các phương án phù hợp với tình hình.
Công cụ lắng nghe giúp phân tích đối thủ
4. Phát hiện “nỗi lòng” của khách hàng và từ đó khắc phục
Nếu bạn có thể cải thiện nỗi thất vọng của khách hàng về các sản phẩm hiện tại, hãy nói với họ trong một chiến dịch targeted marketing. Đây được xem như “kho báu” để các doanh nghiệp điều chỉnh lại sản phẩm phù hợp hơn với người tiêu dùng.
5. Xác định những người có tầm ảnh hưởng
Social Listening còn hỗ trợ thương hiệu khám phá ra những influencer (người có tầm ảnh hưởng), sợi dây quan trọng kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Lời nói của họ có trọng lượng, và họ là những người dễ tạo ra trend, giúp sản phẩm bạn vươn xa hơn. Ngoài ra, hình ảnh sản phẩm gắn liền với hình ảnh người nổi tiếng cũng giúp nâng giá trị cho thương hiệu của bạn.
Việc dùng người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay bởi sức ảnh hưởng và sự yêu thích đến từ giới trẻ. Họ sẽ quảng bá sản phẩm của bạn một cách tự nhiên, không gượng ép. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc chạy chiến dịch Advocacy marketing, chiến dịch lấy khách hàng làm phương tiện quảng cáo sản phẩm.
Sau đây là top các công cụ lắng nghe mạng xã hội tiềm năng mà bạn có thể cần:
Hubspot
Doanh nghiệp có thể dùng HubSpot để thu thập dữ liệu đa nền tảng để tìm ra insight của khách hàng. Công cụ bao gồm các tính năng như tự động hóa tiếp thị và bán hàng, tối ưu SEO, tích hợp chatbox.
Hoosuite
Bạn có thể theo dõi đối thủ qua tin nhắn, comments và đề cập của khách hàng về doanh nghiệp bạn trên duy nhất một màn hình dashboard. Bên cạnh đó, tính năng lead tracking dựa vào danh sách khách hàng tiềm năng bạn nhập cũng được tích hợp ở công cụ này.
Buffer
Buffer là công cụ quản trị truyền thông trên nền tảng mạng xã hội khá thịnh hành. Buffer đem đến cho người sử dụng cái nhìn tổng quan về các chiến lược Digital Marketing, định hướng doanh nghiệp phát triển chiến dịch trên đa kênh, đa nền tảng (omni-channel experience).
Tạm kết
Social listening thật sự là một công cụ không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn social listening là gì và tầm quan trọng của chúng. Mến chúc doanh nghiệp ngày càng phát triển!
>>>Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp hiệu quả với Kompa