Chúng ta đều biết rất rõ rằng truyền thông là phương tiện cốt lõi để doanh nghiệp giữ liên lạc với khách hàng. Để xây dựng truyền thông tốt thì một doanh nghiệp cần bắt đầu hoàn thiện tốt từ truyền thông nội bộ. Khi sở hữu một bộ máy nhân sự đoàn kết và năng lực thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng đồng hành cùng nhau và phát triển lâu dài. Để được như vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các cách quản trị truyền thông nội bộ sau đây.
Truyền thông nội bộ là gì?
Truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ chính là mạch máu của doanh nghiệp. Về bản chất, đây là hình thức truyền tải nội dung, thông điệp cần thiết đến với toàn bộ nhân viên trực thuộc công ty đúng thời điểm. Nội dung chính ở đây là cùng nhau hướng đến, củng cố tầm nhìn, sứ mệnh và chấp hành văn hóa doanh nghiệp. Kênh truyền thông nội bộ chính là điểm chạm giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Truyền thông nội bộ cũng chính là công cụ xây dựng mối quan hệ giữa người với người trong công ty một cách lành mạnh để tạo dựng một tập thể thống nhất và đồng lòng.
Hướng dẫn xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ
Các cách quản trị truyền thông
- Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho nhân viên về các thông báo, cập nhất mới nhất về kế hoạch, mục đích, mục tiêu truyền thông cho đơn vị mình.
- Cập nhật các thông tin quan trọng về các hoạt động, sự kiện hay thành tựu của công ty.
- Khuyến khích nhân viên chia sẻ ý kiến, suy nghĩ và tôn trọng nhân viên. Hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh đó, động viên, thúc đẩy nhân viên chạm đến tiềm năng của họ.
- Có biện pháp xử lý đúng với các vấn đề tiêu cực, scandal, gây tranh cãi.
- Truyền thông một cách trung thực, chuyên nghiệp và thường xuyên giữa cấp trên và cấp dưới để thắt chặt mối quan hệ.
- Cần đảm bảo nhân viên được cập nhật tình hình công ty một cách nhanh nhất và đúng nhất, đừng để nhân viên nhận được tin từ kênh thứ 3.
- Thường xuyên cập nhật về chính sách khen thưởng để tạo động lực cho nhân viên làm việc.
Cách quản trị truyền thông chuẩn xác và hiệu quả
Bước 1: Đánh giá thực trạng
Đánh giá thực trạng chi tiết sẽ là cơ sở vững chắc để xây dựng mục tiêu và thiết lập các chiến lược tiếp theo. Ngay cả khi doanh nghiệp chưa tiến hành thực hiện kế hoạch truyền thông nội bộ nào cụ thể thì bạn cũng cần đánh giá và xác định được doanh nghiệp mình đang đối mặt với những vấn đề gì.
Bước 2: Xác định đối tượng
Biết được doanh nghiệp đưa thông tin đến ai, nội dung như thế nào là một trong những việc quan trọng.Thông thường, việc truyền thông sẽ được tiến hành ở quy mô lớn. Tuy nhiên, ở một số cột mốc quan trọng như thay đổi về nhân sự, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến những đối tượng bị ảnh hưởng.
Bước 3: Xác định mục tiêu và thông điệp
Xác định được mục tiêu và thông điệp là nguyên tắc đầu tiên để thực hiện kế hoạch. Để kế hoạch diễn ra thật trơn tru, bạn cần áp dụng nguyên tắc SMART.
Nguyên tắc SMART
Bước 4: Xác định chiến lược
Chiến lược có nghĩa là cách thức, là phương pháp chúng ta sẽ áp dụng để đạt được mục tiêu ta đề ra. Thường thì, sẽ có một số người nhầm lẫn giữa chiến lược và kế hoạch hành động, tuy nhiên việc nhìn nhận ở góc độ chiến lược sẽ giúp ngăn chặn được một số rủi ro, sơ sót.
Bước 5: Xác định kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động chính là những bước cụ thể nhất để bạn biến mục tiêu của mình thành hiện thực. Ở giai đoạn quan trọng này, doanh nghiệp cần có tính kỷ luật cao và sự nghiêm túc đối với trách nhiệm công việc.
Bước 6: Đo lường hiệu quả
Đo lường là một phương pháp để bạn ước lượng mình đang ở đâu trong lộ trình kế hoạch của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể đánh giá, theo dõi để điều chỉnh kịp thời các phương án sao cho hợp lý.
Tạm kết
Hy vọng rằng với một số chia sẻ trong bài, doanh nghiệp sẽ có nhiều góc nhìn và kinh nghiệm hơn về cách quản trị truyền thông nội bộ. Mến chúc doanh nghiệp áp dụng thành công các bí quyết, hướng dẫn này. Hẹn gặp doanh nghiệp ở bài viết tiếp theo!
>>Xem thêm: Hướng dẫn quản trị truyền thông đa kênh trong doanh nghiệp