Trước những biến động khó lường của thị trường kinh doanh, quản trị rủi ro được xem như tấm khiên bảo vệ doanh nghiệp trước những biến cố. Tuy nhiên, quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiện chưa đánh giá cao, nói cách khác là khá đơn sơ và sơ sài. Do đó, để giúp doanh nghiệp nhận thức đầy đủ một cách tối ưu nhất, chúng ta hãy cùng đi sâu vào quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Quản trị rủi ro là gì?
Đây là quá trình lên kế hoạch cũng như tiến hành triển khai các phương pháp đối phó với các sự kiện đột ngột, tình huống không mong muốn có nguy cơ gây thiệt hại, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro sẽ đưa ra các giải pháp kịp thời để giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp bảo vệ những giá trị sẵn có và xây dựng thêm những giá trị mới. Một số tính năng của quản trị rủi ro:
- Duy trì tính ổn định của việc kinh doanh
- Đảm bảo an toàn an ninh cho tổ chức
- Bảo vệ doanh nghiệp khỏi thiệt hại, thất thoát
- Cắt giảm chi phí khắc phục hậu quả phát sinh của rủi ro
6 bước chuẩn hóa quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp
Bước 1: Thiết lập bối cảnh
Ở giai đoạn đầu tiên, nhà quản trị cần xác định bối cảnh và môi trường kinh doanh để lên các chiến lược phù hợp với doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu quản trị rủi ro của mình cũng như khoanh vùng được quy mô xử lý chúng.
Xác định rủi ro chính xác để biết vấn đề doanh nghiệp sẽ gặp phải
Bước 2: Nhận diện rủi ro
Chúng ta cần tiến hành xác định các rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận mục tiêu của doanh nghiệp. Để quản lý được các rủi ro có thể xảy đến, doanh nghiệp cần quy khoanh vùng các rủi ro có nguy cơ xảy ra cao và nhận diện rủi ro theo từng dấu hiệu.
Bước 3: Phân loại rủi ro
Sau khi xác định được rủi ro, chúng ta sẽ phân loại rủi ro thành các nhóm nhỏ cùng loại, cùng tính chất. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những phương pháp phù hợp để xử lý các nhóm rủi ro.
Bước 4: Đánh giá rủi ro
Ở giai đoạn này, nhà quản lý cần xác định được khả năng xảy ra và mức độ tác động của rủi ro lên doanh nghiệp. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ lập được bảng xếp hạng rủi ro để ưu tiên rủi ro nào cần được giải quyết trước cũng như lên chiến lược quản lý rủi ro.
Lập bảng xếp hạng rủi ro
Bước 5: Xử lý rủi ro
Sau khi đánh giá rủi ro, chúng ta sẽ cần đưa ra các giải pháp cụ thể. Đây là giai đoạn quan trọng nhất.
Có 3 phương pháp kiểm soát thường được áp dụng để xử lý rủi ro bao gồm:
- Kiểm soát phòng ngừa: hoạt động này được áp dụng để ngăn chặn các sự kiện không mong muốn xảy ra. Chẳng hạn như hạn chế truy cập để ngăn việc thông tin bị rò rỉ ra ngoài.
- Kiểm soát phát hiện: đây là công tác theo dõi, giám sát quy trình để tìm ra biện pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.
- Kiểm soát dò tìm: Đây là quy trình được thực hiện để xác định các sai sót đã xảy ra để khắc phục kịp thời.
Bước 6: Theo dõi và báo cáo
Rủi ro luôn biến hóa và thay đổi liên tục, chính vì thế, doanh nghiệp vẫn cần theo dõi, đánh giá liên tục hậu rủi ro. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược ứng phó rủi ro để rút kinh nghiệm cho những lần sau và cải thiện hiệu quả.
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Tạm kết
Hy vọng với những chia sẻ chi tiết này, doanh nghiệp đã có thêm nhiều góc nhìn mới về quy trình quản lý rủi ro. Để đạt được giải pháp tối ưu nhất trong quản trị rủi ro doanh nghiệp, các nhà quản lý đừng quên không ngừng cập nhật kiến thức trong các bài viết tiếp theo nhé! Cảm ơn quý vị đọc giả đã quan tâm bài viết này!
>>Đọc thêm: Top 9 vấn đề trong quản lý rủi ro